Các món đặc sản của Việt Nam và các vùng miền đặc trưng các nước sẽ giúp cho du khách có những thông tin cơ bản hơn về các vùng miền trước chuyến du lịch cùng gia đình
Ẩm thực Huế có những nét đắc sắc riêng biệt mà không nơi nào có được. Nào các loại bánh, cơm hến, chè Huế... và không thể bỏ qua món bún giò heo xứ Huế.
Cơm hến, bún hến là hai món ăn dân dã mà du khách nào cũng muốn thưởng thức khi đặt chân đến thành phố Huế.
Hoành thánh, một món ăn có xuất xứ từ Trung Hoa, cũng là một món ăn truyền thống và quen thuộc gắn với đời sống của người dân Hội An từ bao lâu nay.
Trong ẩm thực Hội An Quảng Nam món bánh đập hến xào dường như là một trong những món ăn được du khách quan tâm nhiều nhất khi đi du lịch Hội An đặc biệt là những người thích du lịch bụi.
Cao lầu là tên một món mỳ ở Hội An. Đây được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội An. Món mỳ này có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mỳ màu vàng là do được trộn với tro một loại cây ở địa phương.
Nói đến những đặc sản ở Hội An, thường người ta kể ra ngay nào là cao lầu, mì quảng, bánh hoa hồng trắng, chè mè đen…, tuy nhiên sẽ thật thiếu sót nếu bạn làm một chuyến lãng du đến phố cổ mà chưa thưởng thức cơm gà – một món ăn được bán khắp các đường phố cũng như trong nhà hàng, khách sạn sang...
Ram cuốn cải, một cái tên nghe không mấy xa lạ đối với người dân và khách du lịch Đà Nẵng, nhưng ram cuốn cải chay vẫn là món ăn khá thú vị và lạ miệng đối với nhiều người. Món ăn này khá hấp dẫn, phù hợp vào những buổi chiều trời mưa, vị thơm của ram và hương cay nhẹ của cải cứ làm cho người ta...
Gỏi cá Nam Ô hoàn toàn được chế biến bằng cá sống. Thoạt nghe, bạn đừng cảm thấy sợ, bởi gỏi cá ở đây, không giống những món gỏi cá sống thường thấy. Gỏi dễ ăn và có sự kết hợp giữa các loại rau, nước chấm vô cùng hợp lý, hài hòa. Chỉ cần gắp một miếng gỏi cá Nam Ô, cuốn chung với các loại...
Bánh khoái là một đặc sản nổi tiếng của Huế, gần giống với bánh xèo ở Đà Nẵng. Ở Huế, người ta gọi nó là bánh khói, bởi chiếc bánh khi chế biến vốn nghi ngút và người Huế phát âm vần “oi” thành “oai” nên bây giờ hầu hết mọi người đều gọi là bánh khoái.